Lịch sử ra đời và phát triển của Nông nghiệp hữu cơ (Nguồn TS. Lê Văn Hưng – Vụ KHCN, Bộ NN & PTNT).
Những người tiên phong như Rudolf Steiner, Robert Rodale, Sir Albert Howard và bà Eva Balfour lần đầu tiên xuất bản cuốn sách ý tưởng của họ về nông nghiệp hữu cơ vào những năm 1920, 1930, 1940, nó đã dần hoàn thiện và đã xác định được thế nào là phong trào sinh học và nông nghiệp hữu cơ. Họ nêu ra sự quan tâm chú ý về cơ sở sinh học của độ phì đất và mối liên hệ của nó với sức khỏe của người và động vật.
Lớn mạnh cùng với các hoạt động của các nhà tiên phong, đã xuất hiện nhóm các nhà nông dân ở châu Âu, Mỹ phát triển theo hướng này. Đến những năm 1940, 1950 mô hình của những nhà sản xuất hữu cơ đã được hình thành. Vấn đề thanh tra, giám sát đã được nêu ra, được thực hiện và hình thành các tiêu chuẩn, hệ thống phát triển ở châu Âu, Mỹ và úc.
Người đề xuất nhãn hàng hóa cho sản phẩm của phong trào sinh học là Rudolf Steiner và có lẽ đây là nhãn hữu cơ đầu tiên được phát triển. Năm 1967 hội Đất được sự giúp đỡ của bà Eva Balfour đã xuất bản tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ đầu tiên trên thế giới. Năm 1970, lần đầu tiên các sản phẩm hữu cơ được ra đời.
Trong những năm 1970, nhóm các trang trại khác nhau ở Mỹ đã đưa ra nguyên tắc của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ trang trại. Nhiều nhóm đã phát triển hệ thống cấp giấy chứng chỉ của họ để đảm bảo với người mua rằng sản phẩm được gắn nhãn hữu cơ đã được sản xuất theo tiêu chuẩn của họ.
Vào cuối những năm 1970 và đầu năm 1980, cơ quan chứng nhận đã phát triển và vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhiều chương trình công nhận đã sớm phát triển như công nhận cho người sản xuất... Phần lớn các tổ chức này thu hút một số hoạt động khác ngoài chứng nhận. Vào giữa những năm 1980, một số cơ quan chuyên về chứng nhận đã được hình thành như SKAL (Hà Lan), KRAV (Thụy Điển), FVO (Mỹ)... Cuối cùng, vào năm 1990 với sự ra đời của qui định tại châu Âu về chứng nhận hữu cơ đã trở thành mối quan tâm theo hướng thương mại hóa, các công ty chứng nhận được ra đời.
Các cơ quan cấp giấy chứng nhận được phát triển, các tiêu chuẩn và qui định về sản xuất hữu cơ được hoàn thiện và phong trào sản xuất hữu cơ được phát triển trên quy mô toàn thế giới. IFOAM là Liên đoàn Quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và chương trình công nhận của IFOAM được tôn trọng như một hướng dẫn quốc tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận của các quốc gia có thể được xây dựng về sản xuất hữu cơ.
Hiện nay, các qui định về sản xuất hữu cơ đã được ban hành như năm 1970, các bang Oregon và California ở Mỹ thông qua luật về sản xuất hữu cơ. Năm 1980, một số sản phẩm hữu cơ mới bắt đầu đưa vào châu Âu nhiều hơn và ở Mỹ các cơ quan thương mại về hữu cơ được tăng lên và nhanh chóng vượt qua ngoài biên giới. ở Mỹ, người ta đã thông qua sắc luật về sản xuất thực phẩm hữu cơ năm 1990. Cuối cùng, tháng 12 năm 2000, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ban hành quy định về thực phẩm hữu cơ và có hiệu lực vào tháng 10 năm 2002. Ở châu Âu, quy định 2092/91 về thực phẩm hữu cơ được thông qua năm 1991. ở mức quốc tế, các quốc gia đã hợp tác và xây dựng lên tiêu chuẩn Codex Alimentarius hướng dẫn nông nghiệp hữu cơ từ năm 1992. Codex Alimentarius tham gia vào nhiệm vụ của tổ chức FAO/WTO về tiêu chuẩn lương thực. Những hướng dẫn của Codex Alimentarius về sản phẩm hữu cơ đã được thông qua năm 1999.
Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Trang trại hữu cơ đang được phát triển trên hầu hết các nước trên thế giới. Tỷ lệ các trang trại sản xuất hữu cơ ngày càng phát triển nhanh. Thị trường cho các sản phẩm hữu cơ cũng phát triển rất nhanh chóng không chỉ ở châu Âu, bắc Mỹ và Nhật Bản, đây là những thị trường lớn về sản phẩm hữu cơ. Sự phát triển này vào những năm gần đây đã được thúc đẩy ở châu Âu với cơ sở vững chắc là nhà sản xuất và người tiêu dùng đã gắn bó vì lợi ích xã hội và môi trường sinh thái. Trang trại hữu cơ được phát triển rất nhanh ở hầu hết các nước châu Âu vào những năm 1990. Từ năm 1988 tới năm 1999 tổng diện tích sản xuất hữu cơ tăng lên tới 46,2%. Những năm gần đây tổng diện tích hữu cơ ở châu Âu hàng năm tăng lên trung bình khoảng 30%/năm.Vào đầu năm 2000, diện tích hơn 3 triệu ha đã được quản lý với hơn 100.000 trang trại hữu cơ ở trên nhiều nước châu Âu, chiếm tới 2% đất nông nghiệp. Số trang trại hữu cơ tăng từ 830 năm 1990 lên 5300 trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2000.
Nước sản xuất |
Diện tích (ha) |
So với % diện tích sản xuất |
Diện tích rau quả hữu cơ (ha) |
Anh |
472500 |
2.5 |
3000 |
Đức |
546023 |
3.2 |
7118 |
Italy |
1040377 |
- |
- |
Pháp |
371000 |
1.3 |
27945 |
Hà Lan |
27820 |
1.4 |
2100 |
Bỉ |
20663 |
0.9 |
612 |
áo |
272000 |
10.0 |
- |
Thụy Sĩ |
95000 |
9.0 |
1238 |
Đan Mạch |
165258 |
6.2 |
1912 |
Thụy Điển |
139000 |
5.1 |
2300 |
Mỹ |
544000 |
0.2 |
41266 |
Nhật |
1000 |
0.02 |
- |
Bảng 1: Diện tích sản xuất chè hữu cơ năm 2000 (Nguồn FAO 2001)
Yêu cầu của thị trường
Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nhu cầu thực phẩm trên thị trường. Tỷ lệ thị trường thực phẩm hữu cơ đã tìm thấy ở hầu hết các quốc gia thường xung quanh khoảng 1% tổng số thực phẩm bán ra. Các kết quả ở bảng dưới đây cho thấy Áo và Thụy Sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 1,8 – 2%. Tỷ lệ thị trường của sản phẩm hữu cơ của Đan Mạch chiếm 3% so với thực phẩm được lưu thông.
Nước |
Năm 2000 |
Năm 2010 |
GT bán ra năm 2000 (tr.USD) |
Tỷ lệ % so với thị trường |
TD tăng hàng năm (%) |
GT bán ra năm 2010 (tr.USD) |
TD tăngTB hàng năm (%) |
Đức |
2200 – 2400 |
1.25 – 1.5 |
10 - 15 |
5706-8900 |
10-15 |
Anh |
1000 – 1050 |
1.0 |
25 – 30 |
9313-13786 |
25-30 |
Italy |
1000 – 1050 |
1.0 |
15 – 20 |
4046-6192 |
15-20 |
Pháp |
750 – 800 |
1.0 |
15 – 20 |
3034-4644 |
15-20 |
Thụy sĩ |
425 – 450 |
2.0 – 2.5 |
15 – 20 |
1719-2631 |
10-15 |
Đan Mạch |
350 – 375 |
2.5 – 3.0 |
10 – 15 |
908-1416 |
10-15 |
áo |
250 – 300 |
2.0 |
10 – 15 |
648-1011 |
10-15 |
Hà Lan |
225 – 275 |
0.75 |
10 – 20 |
584-1393 |
10-20 |
Thụy Điển |
125 – 150 |
1.0 |
20 – 25 |
774-1164 |
20-25 |
Các nước châu Âu khác |
300 – 400 |
- |
- |
778-1214 |
10-15 |
Mỹ |
8000 |
1.5 |
15 – 20 |
32364-49534 |
15-20 |
Nhật |
300 |
- |
15 – 20 |
778-1214 |
10-15 |
Australia |
170 |
- |
- |
441-668 |
10-15 |
New Zealand |
59 |
- |
- |
153-239 |
10-15 |
Achentina |
20 |
- |
- |
52-81 |
10-15 |
Trung Quốc |
12 |
- |
- |
31-49 |
10-15 |
Đài Loan |
10 |
- |
- |
26-40 |
10-15 |
Philippin |
6 |
- |
- |
16-24 |
10-15 |
Tổng số |
15202 - 15827 |
10 |
15 – 20 |
61372-94220 |
15-20 |
Bảng 2: Thị trường Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nước uống (FAO 2001)
Với các yêu cầu của thị trường hữu cơ tại các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản thì các nước đang phát triển phải hướng các hoạt động sản xuất phục vụ cho yêu cầu của thị trường này. Theo kết quả trình bày ở bảng trên cho thấy ước tính thực phẩm hữu cơ và đồ uống được bán ra vào năm 2010 thì thị trường hữu cơ hàng năm tăng lên khoảng 10 – 25% tùy theo mỗi nước. Năm 2000 thị trường thực phẩm hữu cơ khoảng 16 tỷ USD và dự đoán thị trường toàn cầu sẽ đạt trên 61-94 tỷ USD vào năm 2010.
Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử, là nền nông nghiệp hữu cơ bởi sự phát triển tự nhiên của nó. Trước năm 1954 người Pháp đã đưa một số máy móc và phân hóa học vào sử dụng ở Việt Nam, nhưng nông dân Việt Nam còn không hiểu sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào. Với phương thức canh tác truyền thống đó người nông dân đã sử dụng tập đoàn các giống cây trồng tại địa phương như Lúa (Tám xoan, Dự, Di hương, nếp cái hoa vàng...), cây ăn quả (Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Lục Ngạn, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Phúc Trạch, Chuối Ngự...). Các giống địa phương này cho năng suất không cao nhưng đòi hỏi điều kiện chăm sóc thấp, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng được với điều kiện khí hậu tại địa phương. Mặt khác, chúng là những giống cây trồng có phẩm chất rất cao.
Trước khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ở Việt Nam thì việc cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng tại địa phương dựa vào các nguồn: phân chuồng (đã ủ hoai mục), nước tiểu, bùn ao và các loại cây phân xanh như cốt khí, điền thanh, bèo dâu và các cây họ đậu. Ngoài ra, người ta còn dùng nước phù sa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng...
Từ những năm 1960, đặc biệt sau ngày giải phóng miền Nam, với nhiều giống cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo và mở rộng, diện tích tưới tiêu được tăng lên, phân hóa học và thuốc trừ sâu được dùng với số lượng lớn. Việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số các giống cây trồng truyền thống, làm giảm sự đa dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch hại cây trồng.
Khi sử dụng quá nhiều lượng phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật đã mang lại ảnh hưởng xấu đến môi trường. Theo ước tính thì 50% lượng phân bón được cây trồng sử dụng, còn 50% lượng dư phân hóa học bị bay hơi, rửa trôi và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, đất và nước. Cũng với con đường đó một số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật dư thừa tồn tại trong đất, nước và gây ô nhiễm môi trường. Lượng thuốc này sử dụng không hợp lý dẫn tới sự hình thành tính kháng thuốc của sâu hại, ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là tác động xấu tới sức khỏe con người, động vật, và môi trường sống.
Những hạn chế của cuộc cách mạng xanh và công nghiệp hóa nông nghiệp, đã dẫn đến nhiều nước quay trở lại với nông nghiệp hữu cơ (trong đó có Việt Nam), làm cho nông nghiệp hữu cơ ngày càng được nâng cao vị trí và tầm quan trọng trong đời sống xã hội và trên thị trường thế giới. |